Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng
+ Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
+ Thí nghiệm 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
+ Thí nghiệm 4: Để miếng gang (hợp kim của sắt với cacbon) torng không khí ẩm một thời gian
+ Thí nghiệm 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Đáp án D.
Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là TN2, TN4, TN5.
Cho các chất (hay dung dịch) sau: HCl, C2H5OH, H2, NaOH, NaCl. Số chất (hay dung dịch) có khả năng tác dụng được với glyxin (điều kiện thích hợp) là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Đáp án A.
Chất tác dụng được với glyxin (điều kiện thích hợp) là HCl, C2H5OH, NaOH.
Cho sơ đồ phản ứng: \( X\xrightarrow{+2NaOH}\text{đinatri glutamat Y + }{{\text{C}}_{2}}{{H}_{5}}OH+C{{H}_{3}}OH \). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn
B. Muối Y được sử dụng làm bột ngọt
C. X có công thức phân tử là C9H17O4N
D. Trong X chứa cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
Đáp án A.
Công thức cấu tạo của X là R1OOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOR2 (R1, R2 có thể là -CH3 và –C2H5)
Sai, muối mononatri glutamat được sử dụng làm bột ngọt.
Sai, X có công thức phân tử là C8H15O4N.
Sai, trong X chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
Cho các kim loại và các dung dịch: Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Đáp án B.
+ Fe tác dụng với Cu(NO3)2, AgNO3, HCl.
+ Cu tác dụng với AgNO3.
+ Fe(NO3)2 tác dụng với AgNO3, HCl.
+ AgNO3 tác dụng với HCl.
Vậy có 7 phản ứng hóa học xảy ra.
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48
B. 10,8 và 4,48
C. 17,8 và 2,24
D. 10,8 và 2,24
Đáp án C.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn:
\( 3Fe+8{{H}^{+}}+2NO_{3}^{-}\to 3F{{e}^{2+}}+2NO+4{{H}_{2}}O \) (1)
\( Fe+C{{u}^{2+}}\xrightarrow{{}}F{{e}^{2+}}+Cu \) (2)
Từ (1) suy ra: \({{n}_{NO}}=\frac{2}{8}{{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1\text{ }mol\Rightarrow {{V}_{NO}}=2,24\text{ }(\ell )\)
Từ (1), (2) suy ra: \( {{n}_{Fe(pứ)}}=\frac{3}{8}{{n}_{{{H}^{+}}}}+{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=0,31\text{ }mol \)
\( \Rightarrow m-56.031+64.0,16=0,6m\Rightarrow m=17,8\text{ }(g) \)
Đun nóng hỗn hợp gồm chất vô cơ X (CH4ON2) và chất hữu cơ (C2H10O3N2) với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí X gồm hai khí và dung dịch T gồm hai chất tan. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chất Y không tác dụng được với dung dịch axit HCl
B. Chất X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa màu nâu đỏ
C. Hai chất tan trong dung dịch T là Na2CO3 và NaOH dư
D. Hai khí trong Z là amoniac và metylamin có số mol bằng nhau
Đáp án C.
\( \left\{ \begin{align} & X:{{(N{{H}_{2}})}_{2}}CO \\ & Y:N{{H}_{4}}-C{{O}_{3}}-N{{H}_{3}}C{{H}_{3}} \\ \end{align} \right.\xrightarrow{+NaOH} \) \( \left\{ \begin{align}& N{{H}_{3}} \\ & C{{H}_{3}}N{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\) \( +T\left \{ \begin{align}& NaOH \\ & N{{a}_{2}}C{{O}_{3}} \\ \end{align} \right. \)
A. Sai, Chất Y tác dụng được với HCl
B. Sai, X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng
D. Sai, số mol của NH3 lớn hơn số mol của CH3NH2.
Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(c) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong nước
(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2:1) tan hoàn toàn trong nước dư
(f) Cho Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Đáp án A.
(a) Đúng, Hai kết tủa thu được là AgCl và Ag.
(b) Đúng, Cu tác dụng với dung dịch chứa H+, \( NO_{3}^{-} \).
(c) Sai, Hỗn hợp Cu, Fe3O4 không tan trong nước.
(d) Sai, Cu + 2FeCl3 \( \to \) CuCl2 + 2FeCl2 (và FeCl3 còn dư) \( \Rightarrow \)Sau phản ứng thu được 3 muối.
(e) Đúng, Al + OH– + H2O \( \to \) \( AlO_{2}^{-}+\frac{3}{2}{{H}_{2}} \) (ứng với 2 mol Al hoà tan hết 2 mol NaOH).
(f) Sai, Kết tủa thu được là BaSO4 (không có Al(OH)3 vì bị tan trong kiềm dư).
Cho các phát biểu sau:
(1) Các peptit đều có phản ứng màu biure
(2) Fructozơ có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo Ag
(3) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O số mol bằng nhau
(4) Mỡ động vật và dầu thực vật đều nhẹ hơn nước, khi đun nóng thì tan trong nước
(5) Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng chỉ thu được một hỗn hợp các amino axit
(6) Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức -NH2 và 1 chức -COOH) luôn là số lẻ
(7) Các amino axit đều tan trong nước
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
Đáp án D.
(1) Sai, Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
(2) Đúng.
(3) Đúng.
(4) Sai, Chất béo không tan trong nước.
(5) Sai, Hỗn hợp thu được là các muối của các amino axit.
(6) Đúng.
(7) Đúng.
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3) với cường độ dòng điện 1,34 A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hoà tan của khí trong nước và và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
Đáp án B.
Dung dịch Y chứa NaOH và Na2SO4.
Đặt số mol của CuSO4 và NaCl lần lượt là x và 3x mol.
Khi cho Al tác dụng với dung dịch Y thì: \( {{n}_{NaOH}}=\frac{2}{3}{{n}_{{{H}_{2}}}}=0,05\text{ }mol \)
\(\xrightarrow{BTNT:Na}{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{3x-0,05}{2}\) mà \({{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{CuS{{O}_{4}}}}=x\Rightarrow x=0,05\text{ }mol\)
Tại Catốt thu được Cu(0,05) và H2 (a) còn tại anốt thu được khí Cl2 (0,075) và O2 (b).
Ta có: \( \left\{ \begin{align}& \xrightarrow{BT:e}2.0,05+2a=0,075.2+4b \\ & 64.0,05+2a+0,075.71+32b=10,375 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align} & a=0,125 \\ & b=0,05 \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{n}_{e}}=0,35\text{ }mol\Rightarrow t=7h \)
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác 10,32 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M là
A. 15,81 gam
B. 19,17 gam
C. 21,06 gam
D. 20,49 gam
Đáp án B.
Vì E tác dụng được với AgNO3/NH3 nên X là HCOOH.
Xét phản ứng đốt cháy E, ta có: \( \xrightarrow{BTKL}{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,345\text{ }mol \)
Gọi \( \left\{ \begin{align}& X:a\text{ }mol \\ & Y:b\text{ }mol \\ & T:c\text{ }mol \\ \end{align} \right.\xrightarrow{{}} \) \( \left\{ \begin{align}& 2a+2c={{n}_{Ag}}=0,18 \\ & \xrightarrow{BTNT:O}2a+2b+4c=0,33 \\ & (k-1)b+(k+1-1)c={{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,105 \\ \end{align} \right. \) (k là số liên kết pi có trong Y).
Với k = 2, suy ra: a = 0,06, b = 0,045; c = 0,03.
\( \xrightarrow{BTNT:C}0,066+{{C}_{Y}}.0,045+{{C}_{T}}.0,03=0,375 \) \( \Rightarrow {{C}_{Y}}=3;{{C}_{T}}=6 \)
Khi cho E tác dụng với KOH thì chất rắn thu được là: \( \left\{ \begin{align}& HCOOK:0,09\text{ }mol \\ & C{{H}_{2}}=CHCOOK:0,075\text{ }mol \\ & KOH:0,06\text{ }mol \\ \end{align} \right.\Rightarrow m=19,17\text{ }(g) \)
Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau.
+ Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2
+ Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,92
B. 30,68
C. 25,88
D. 28,28
Đáp án C.
Xét phần 1: \(\left\{ \begin{align}& {{n}_{HCO_{3}^{-}}}+{{n}_{CO_{3}^{2-}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,075 \\ & {{n}_{HCO_{3}^{-}}}+2{{n}_{CO_{3}^{2-}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}=0,12 \\ \end{align} \right.\) \(\Rightarrow \left\{ \begin{align}& {{n}_{HCO_{3}^{-}}}=0,03\text{ }mol \\ & {{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,045\text{ }mol \\ \end{align} \right.\xrightarrow{{}}\frac{{{n}_{HCO_{3}^{-}}}}{{{n}_{CO_{3}^{2-}}}}=\frac{2}{3}\) (tỉ lệ mol phản ứng)
Xét phần 2: \( {{n}_{CO_{3}^{2-}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}-{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,06\text{ }mol \) \( \Rightarrow {{n}_{HCO_{3}^{-}}}=0,04\text{ }mol \)
\( \xrightarrow{BTDT(Y)}{{n}_{N{{a}^{+}}}}={{n}_{HCO_{3}^{-}}}+2{{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,32\text{ }mol \)
\(\xrightarrow{BTNT:C}{{n}_{BaC{{O}_{3}}}}={{n}_{B{{a}^{2+}}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{HCO_{3}^{-}}}-{{n}_{CO_{3}^{2-}}}=0,12\text{ }mol\)
\(\xrightarrow{BT:e}{{n}_{O}}=\frac{{{n}_{Na}}+2{{n}_{Ba}}-2{{n}_{{{H}_{2}}}}}{2}=0,13\text{ }mol \)
\( \Rightarrow m={{m}_{Na}}+{{m}_{Ba}}+{{\text{m}}_{O}}=25,88\text{ }(g) \)
Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm RCOOH, R1(OH)2 và (R2COO)2R1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 1,14 mol O2, thu được CO2 và 17,28 gam H2 Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được etylenglicol và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 17,04
B. 14,24
C. 18,02
D. 16,68
Đáp án A.
Gọi \( \left\{ \begin{align}& RCOOH:a\text{ }mol \\ & {{R}_{1}}{{(OH)}_{2}}:b\text{ }mol \\ & {{({{R}_{2}}COO)}_{2}}{{R}_{1}}:c\text{ }mol \\ \end{align} \right. \) \( \to \left\{ \begin{align} & a+b+c=0,2 \\ & a+2c=0,16 \\ \end{align} \right. \)
\( \xrightarrow{BTNT:O}2a+2b+4c=2{{n}_{C{{O}_{2}}}}-1,32 \)
\( \Rightarrow {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,82+b \)
Mà \( {{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}=-b+c\Rightarrow 2b-c=0,14 \)
Giải hệ ta tìm được: \( \left\{ \begin{align} & a=0,04 \\ & b=0,1 \\ & c=0,06 \\ \end{align} \right. \)
Xét phản ứng đốt cháy: \( \xrightarrow{BTKL}m=21,28\text{ }(g) \)
\(\xrightarrow{BTKL}m={{m}_{X}}+{{m}_{NaOH}}-{{m}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}{{(OH)}_{2}}}}-{{m}_{{{H}_{2}}O}}=17,04\text{ }(g)\) với \( \left\{ \begin{align}& {{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}{{(OH)}_{2}}}}=b+c=0,16\text{ }mol \\ & {{n}_{{{H}_{2}}O}}=a=0,04\text{ }mol \\ \end{align} \right. \)
Hoà tan 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là
A. 85
B. 64
C. 58
D. 52
Đáp án B.
Ta có: \(\left\{ \begin{align} & {{n}_{NO}}=0,01\text{ }mol \\ & {{n}_{{{N}_{2}}}}=0,01\text{ }mol \\ \end{align} \right.\)
\(\xrightarrow{BTKL}{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,18\text{ }mol\)
\(\xrightarrow{BTNT:H}{{n}_{NH_{4}^{+}}}=0,01\text{ }mol\)
\(\xrightarrow{BTNT:N}{{n}_{NO_{3}^{-}(X)}}=0,01\text{ }mol\)
Dung dịch X chứa Mg2+ (x), Fe2+ (y), Fe3+ (z), \( NH_{4}^{+} \) (0,01), Na+ (0,05), \( NO_{3}^{-} \) (0,01), Cl– (0,4).
Ta có: \( \left\{ \begin{align}& \xrightarrow{BTDT}2x+2y+3z=0,35 \\ & 24x+56y+56z=6,32 \\ & 40x+80y+80z=9,6 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}& x=0,1 \\ & y=0,06 \\ & z=0,01 \\ \end{align} \right. \)
Khi cho X tác dụng với AgNO3 dư thì kết tủa gồm \( \left\{ \begin{align}& AgCl:0,4\text{ }mol \\ & Ag:0,06\text{ }mol \\ \end{align} \right.\Rightarrow m=63,88\text{ }(g) \)
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B bằng lượng NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam muối Ala và Gly. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dần Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thây khối lượng thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
A. 35,37%
B. 58,92%
C. 46,94%
D. 50,92%
Đáp án C.
Quy đổi hỗn hợp X thành \( \left\{ \begin{align} & {{C}_{2}}{{H}_{3}}ON:a\text{ }mol \\ & -C{{H}_{2}}:b\text{ }mol \\ & {{H}_{2}}O:c\text{ }mol \\ \end{align} \right. \)
Khi cho X tác dụng với NaOH thì được hỗn hợp quy đổi gồm \( \left\{ \begin{align}& {{C}_{2}}{{H}_{4}}ONNa:a\text{ }mol \\ & C{{H}_{2}}:b\text{ }mol \\ \end{align} \right. \)
Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta có hệ sau:
\( \left\{ \begin{align}& 97{{n}_{N{{H}_{2}}C{{H}_{2}}COONa}}+14{{n}_{C{{H}_{2}}}}-(57{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{3}}ON}}+14{{n}_{C{{H}_{2}}}}+18{{n}_{{{H}_{2}}O}})=\Delta m \\ & 44{{n}_{C{{O}_{2}}}}+18{{n}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{\text{bình}\nearrow }} \\ & \xrightarrow{BTNT:N}{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{3}}ON}}=2{{n}_{{{N}_{2}}}} \\ \end{align} \right. \)
\( \xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align}& 40a-18c=15,8 \\ & 102a+62b=56,04 \\ & a=0,44 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align} & a=0,44 \\ & b=0,18 \\ & c=0,1 \\ \end{align} \right. \)
Ta có: \( {{n}_{Ala}}={{n}_{C{{H}_{2}}}}=0,18\text{ }mol \) \( \Rightarrow {{n}_{Gly}}=2{{n}_{{{N}_{2}}}}-{{n}_{Ala}}=0,26\text{ }mol \)
Xét hỗn hợp X, ta có: \( \left\{ \begin{align}& {{n}_{A}}+{{n}_{B}}={{n}_{{{H}_{2}}O}} \\ & 4{{n}_{A}}+5{{n}_{B}}=2{{n}_{{{N}_{2}}}} \\ \end{align} \right. \)
\( \to \left\{ \begin{align} & {{n}_{A}}+{{n}_{B}}=0,1 \\ & 4{{n}_{A}}+5{{n}_{B}}=0,44 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}& {{n}_{A}}=0,06\text{ }mol \\ & {{n}_{B}}=0,04\text{ }mol \\ \end{align} \right. \)
Gọi peptit A và B lần lượt là (Gly)x(Ala)4-x và (Gly)y(Ala)5-y (với x < 4 và y < 5).
\(\xrightarrow{BT:Gly}{{n}_{A}}.x+{{n}_{B}}.y={{n}_{Gly}}\)\(\to 0,06x+0,04y=0,26\Rightarrow \left\{ \begin{align}& x=3 \\ & y=2 \\ \end{align} \right.\) (thỏa)
\( \Rightarrow \text{%} {{m}_{B}}=\frac{0,04.{{M}_{{{(Gly)}_{2}}}}_{{{(Ala)}_{3}}}}{{{m}_{X}}}=\frac{0,04.345}{57.0,44+14.0,18+18.0,1}.100=46,94\text{%} \)
Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M thu được dung dịch Y và 7,52 gam rắn gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 4,98 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch Z thu được lượng muối khan là
A. 32,26 gam
B. 33,86 gam
C. 30,24 gam
D. 33,06 gam
Đáp án D.
+ Quá trình:
+ Xét dung dịch Y, ta có: \( \xrightarrow{BTDT}{{n}_{F{{e}^{2+}}}}=\frac{{{n}_{C{{l}^{-}}}}-2{{n}_{M{{g}^{2+}}}}}{2}=\frac{18b-2a}{2}=9b-a \)
+ Xét hỗn hợp kết tủa, ta có: \({{n}_{AgCl}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=18b\) và \({{n}_{Ag}}={{n}_{F{{e}^{2+}}}}=9b-a\).
\( \Rightarrow {{m}_{\downarrow }}=108{{n}_{Ag}}+143,5{{n}_{AgCl}} \) \( \to 108(9b-a)+143,5.18b=29,07 \) (1)
+ Xét hỗn hợp rắn có: \( \xrightarrow{BTNT:Fe}{{n}_{Fe(\text{trong rắn)}}}={{n}_{Fe}}+{{n}_{FeC{{l}_{3}}}}-{{n}_{F{{e}^{2+}}(trong\text{ }Y)}} \) \( =(0,15-a)+4b-(9b-a)=0,15-5b \)
Và \( 64{{n}_{Cu}}+56{{n}_{Fe}}={{m}_{\text{rắn }}} \) \( \to 64.3b+56.(0,15-5b)=7,52 \) (2)
+ Giải hệ (1) và (2), ta được: \( \left\{ \begin{align}& a=0,06 \\ & b=0,01 \\ \end{align} \right. \)
+ Khi cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm Mg (0,06 mol) và Fe (0,09 mol), ta có:
\({{n}_{NO}}=\frac{24{{n}_{Mg}}+56{{n}_{Fe}}-{{m}_{ddZ\text{ tăng}}}}{30}=0,05\text{ }mol\)
\(\Rightarrow {{n}_{NH_{4}^{+}}}=\frac{2{{n}_{Mg}}+3{{n}_{Fe}}-3{{n}_{NO}}}{8}=0,03\text{ }mol\)
\( \Rightarrow{{muối}}=148{{n}_{Mg{{(N{{O}_{3}})}_{2}}}}+242{{n}_{Fe{{(N{{O}_{3}})}_{3}}}}+80{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=33,06\text{ }(g) \)
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai amino axit A và B (MA < MB) có tổng số mol là 0,05; chỉ chứa tối đa 2 nhóm -COOH (cho mỗi chất). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết với H2SO4 dư. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần phần trăm (khối lượng) của amino axit B trong m gam hỗn hợp X là
A. 52,34
B. 32,89
C. 78,91
D. 24,08
Đáp án B.
Khi cho X tác dụng với H2SO4 thì: \( {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,025\text{ }mol \) \( \Rightarrow \) số nhóm -NH2 = 1.
Khi cho \( \frac{1}{2} \) X tác dụng với Ba(OH)2 thì số nhóm -COOH = 1,2 \( \Rightarrow \) B có 2 nhóm -COOH.
Ta có: \(\left\{ \begin{align}& {{n}_{A}}+{{n}_{B}}=0,025 \\ & {{n}_{A}}+2{{n}_{B}}=0,03 \\ \end{align} \right.\) \(\Rightarrow \left\{ \begin{align}& {{n}_{A}}=0,02\text{ }mol \\ & {{n}_{B}}=0,005\text{ }mol \\ \end{align} \right.\)\(\xrightarrow{BTKL}0,02{{M}_{A}}+0,005{{M}_{B}}=2,235\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{align}& {{M}_{A}}=75 \\ & {{M}_{B}}=147 \\ \end{align} \right. \)
Vậy %mB = 32,89%
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị nào sau đây của mmax là đúng?
A. 92,49
B. 84,26
C. 88,32
D. 98,84
Đáp án A.
Tại \( {{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,03\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,03\text{ }mol \)
Tại \( {{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,43\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}+4{{n}_{A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}}}=0,43 \) \( \Rightarrow {{n}_{A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}}}=0,1\text{ }mol \)
Vậy \( {{m}_{\downarrow \max }}={{m}_{BaS{{O}_{4}}}}+{{m}_{Al{{(OH)}_{3}}}}=0,33.233+0,2.78=92,49\text{ }(g) \)